Việc dịch văn bản khoa học- kỹ thuật từ tiếng Anh sang tiếng Việt thường được cho là khá khó và khô khan. Tuy vậy, nếu nắm bắt được một số đặc tính cơ bản của ngôn ngữ trong lĩnh vực khoa học- kỹ thuật thì bạn sẽ cảm thấy bớt khó khăn hơn trong quá trình dịch của mình.

nhung-luu-y-khi-dich-van-ban-khoa-hoc-ky-thuat-tieng-anh

Đặc điểm của từ ngữ thuộc lĩnh vực khoa học- kỹ thuật

– Nguồn gốc của hệ thuật ngữ

Trước hết hệ thống thuật ngữ KH-KT thường là từ La tinh, như: otorhinolaryngology, electro-encephalography, homo sapiens,… hoặc các từ có gốc từ La tinh: “to assert”, “to state”, “to declare” thay cho động từ “to say”, “to contaminate” thay cho động từ “to soil”, “to purify” thay cho động từ “to clean”.

– Biến thể của ngôn ngữ

Kế đến, hệ thống thuật ngữ này còn là tên gọi cho một biến thể ngôn ngữ được ghi nhận có hai chiều.

–  Phương ngữ

Chiều thứ nhất là phương ngữ (dialect): Loại biến thể này được sử dụng phổ biến trong một cộng đồng hoặc nhóm người cụ thể. Một trong những biến thể đặc trưng nhất trong văn bản KH-KT tiếng Anh là loại phương ngữ địa lí (geographical) giữa tiếng Anh của người Anh (British English) và tiếng Anh của người Mỹ (American English). Xin nêu một vài ví dụ liên quan đến phương ngữ Anh và Mỹ.

Anh

Mỹ

flammable inflammable
flat (battery) dead (battery)
aerial antenna
anticlockwise counterclockwise
extension lead power strip
gear lever stick shift
mobile phone cell phone
polystyrene styrofoam

 Cấu trúc bị động

Trong văn bản KH-KT, cấu trúc bị động thường được sử dụng rất phổ biến để mô tả, giải thích các hiện tượng cụ thể hay quá trình và cho phép ta loại bỏ ngôi thứ nhất. Loại cấu trúc này khi chuyển sang tiếng Việt thường được thay thế bằng cấu trúc chủ động hay có thể dùng dạng bị động tương đương. Xem các ví dụ sau:

            – He was shown the equipment (người ta chỉ cho anh ta thiết bị mới).

            – The reaction is run in the cold (phản ứng xảy ra trong điều kiện lạnh).

            – The temperature is risen (người ta tăng nhiệt độ).

            Quan trọng hơn cả là việc dịch các câu bị động mà thông tin được xét ở góc độ của lý thuyết sự phân đoạn thực tại câu. Cấu trúc bị động được dùng để báo hiệu phần thuyết (rheme) và nhằm tạo ra một trật tự khách quan. Xem ví dụ:

            – This method of nitrotion has been reported by several scientists.

            Nếu ta dùng cấu trúc chủ động để dịch câu trên thì “phương pháp nitrô hóa này” là cái đã biết (given information) nhưng lại nằm trong phần thuyết (rheme) do đó “không tự nhiên bằng nếu được đặt vào vị trí chủ đề một câu bị động. “phương pháp nitrô hóa này” đã được mô tả bởi một số nhà nghiên cứu. Song song với nguyên tắc trên (tin cũ trước tin mới) nhiều tác giả các văn bản KH-KT tiếng Anh ưa thích việc đặt các cấu trúc “dài hơn” và “nặng hơn” ở cuối mệnh đề (end-weight). Điều này lý giải tại sao người ta chọn cấu trúc bị động chứ không phải cấu trúc chủ động.

– The Robosaurus is controlled by a human pilot who sits inside its head.

            Vì vậy khi gặp phải cấu trúc trên, thì việc sử dụng cấu trúc bị động để dịch sang tiếng Việt sẽ tự nhiên hơn nhiều so với cấu trúc chủ động.

Vai trò các trạng ngữ biểu thị thái độ

Quan điểm của tác giả đối với mệnh đề thông tin đi liền phía sau (disjuncts).

  Ở văn bản KH-KT các trạng ngữ biểu thị thái độ của tác giả với thông tin của phát ngôn tiếp theo như “admittedly”, “announcedly”, “reportedly”, “apparently”,… được sử dụng khá phổ biến. Các trạng ngữ này thường thay cho câu vô nhân xưng như “it is admitted”, “it is announced”, “it is apparently”. Thông thường người dịch văn bản KH-KT thường bỏ qua vai trò của các trạng ngữ này hoặc xem nó như một trạng ngữ bổ nghĩa. Tuy nhiên đối với người dịch có năng lực sẽ dễ dàng nhận ra mối quan hệ giữa tác giả từ các trạng ngữ này đối với văn bản. Ở góc độ người giao tiếp diễn ngôn (tenor), ta thấy nghĩa các trạng ngữ này vắng bóng cá nhân tác giả thay vào đó là “số đông”. Xem các ví dụ sau:

            – These interpretations are admittedly conjectural (người ta cho rằng các lý giải này là giả định).

            – This is, announcedly, a very powerful reaction (theo thông báo đây là chất phản ứng rất mạnh).

 

 Phương thức diễn ngôn

Điểm lưu ý cuối cùng là phương thức diễn ngôn (mode of discourse): chỉ vai trò của ngôn ngữ đang hoạt động (diễn văn, tiểu luận, diễn thuyết, các hướng dẫn…) và kênh truyền đạt của ngôn ngữ (nói, viết). Sự lựa chọn của ngôn ngữ luôn bị chi phối bởi hai chiều nói trên. Ở đây sự phân biệt cơ bản là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong ngôn ngữ nói, theoBell[2] trọng tâm thông tin có thể thay đổi theo ngữ điệu và ý định người nói thường được chỉ ra thông qua ngữ điệu, cử chỉ, vẻ mặt và các kênh bổ trợ đó lại vắng mặt trong ngôn ngữ viết. Vì vậy, người viết thường phải nhấn mạnh những bộ phận của văn bản bằng các trạng ngữ chỉ cho người đọc đọc chúng như thế nào (ví dụ: “unfortuanately”…, “to be frank”… hoặc các cấu trúc chêm xen (cleft sentences) để nhấn mạnh thông tin. Đây chính là đặc điểm quan trọng người dịch phải biết khi dịch một văn bản KH-KT nói hay viết.

Với những thông tin chia sẻ ở trên, mong rằng đã giúp ích phần nào cho các bạn trong quá trình dịch thuật văn bản tiếng anh có yếu tố khoa học- kỹ thuật của mình.