Phân biệt sự khác nhau giữa nghề biên dịch và thông dịch

Thông dịch và biên dịch nghe qua thì nhiều người tưởng đó là một nhưng về bản chất hai lĩnh vực này không hề giống nhau. Bài viết này hãy cùng chúng tôi phân biệt sự khác nhau giữa nghề biên dịch và phiên dịch cụ thể ra sao nhé!

phan-biet-su-khac-nhau-giua-nghe-bien-dich-va-thong-dich

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Có một số điểm chung giữa hai lĩnh vực này như:

– Hai mươi phần trăm trong số những người làm nghề này đều làm tư nhân

– Công việc này thường không liên tục nên nhiều người phải kiếm những công việc bán thời gian khác

– Mặc dù những yêu cầu có thể thay đổi, nhưng đa số thông dịch viên và biên tập viên phải có bằng cử nhân

– Triển vọng nghề nghiệp sẽ thay đổi thông qua sự phối hợp giữa khả năng ngôn ngữ và chuyên môn

2. BẢN CHẤT CÔNG VIỆC

Thông dịch viên và biên dịch viên là những người có thể giúp cho việc giao lưu văn hóa giữa các nước trở nên rất cần thiết trong xã hội ngày nay bằng cách chuyển đổi từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác.  Tuy nhiên công việc của các chuyên gia về ngôn ngữ này không chỉ đơn giản là dịch từ vựng, có nghĩa là sắp đặt khái niệm và ý tưởng trong ngôn ngữ.  Họ phải thật sự hiểu thấu đáo cái vấn đề mà họ đang dịch để mà có thể chuyển tải các thông tin đó thành một loại ngôn ngữ, có thể nói là chuyển từ ngôn ngữ nguồn thành ngôn ngữ mục tiêu.  Bên cạnh đó, họ còn phải có sự nhạy cảm về văn hóa kết hợp với sự điêu luyện về ngôn ngữ.

Nghề thông dịch viên và biên dịch thường được xếp chung với nhau vì chúng có một số điểm tương đồng nhau.  Ví dụ cả hai nghề đều đòi hỏi khả năng chuyên môn, như sự kếp hợp ngôn ngữ.  Điều này yêu cầu thông dịch viên và biên dịch viên phải tinh thông hai thứ tiếng, một là tiếng bản xứ hay ngôn ngữ chủ động, ngôn ngữ thứ hai là ngôn ngữ bị động khác.  Ngôn ngữ chủ động họ phải  giỏi nhất để thông dịch hay phiên dịch ra thứ tiếng này.  Còn ngôn ngữ bị động họ phải có kiến thức nhiều về nó.

Mặc dù một số người kiêm cả hai nghề biên dịch và phiên dịch nhưng chúng hoàn toàn là những nghề khác nhau.  Mỗi nghề đòi hỏi những kỹ năng và năng khiếu đặc trưng khác nhau và đa số mọi người chỉ giỏi một trong hai nghề.  Trong khi thông dịch viên thường thông dịch qua lại giữa hai ngôn ngữ thì biên dịch viên thông thừong chỉ dịch sang ngôn ngữ chủ động mà thôi.

Thông dịch viên dịch một ngôn ngữ nói thành một ngôn ngữ nói khác, hay gặp trường hợp là ngôn ngữ cử chỉ họ phải dịch từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ cử chỉ. Điều này đòi hỏi người thông dịch viên phải đặc biệt chú ý, hiểu hết những gì được chuyển tải trong hai ngôn ngữ và diễn đạt hết những ý tưởng và những suy nghĩ. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích sâu, tài khéo léo, đặc biệt là một trí nhớ phi thường thì rất quan trọng. Phần đầu trong công việc của một thông dịch viên đã bắt đầu trước khi đến chỗ làm. Người thông dịch viên phải chuẩn bị trước chủ đề mà người nói sẽ thể hiện và cũng phải chuẩn bị những từ vựng hay những cụm từ cơ bản liên quan đến chủ đề đó. Và sau đó thì người thông dịch viên mới đến chỗ làm.  Một số chỗ không yêu cầu người thông dịch viên phải có ngoại hình, ví dụ như thông dịch thông qua điện thoại.  Nhưng điều này đôi khi cũng rất quan trọng khi người thông dịch viên cũng phải tiếp xúc với người sẽ trình bày nội dung cần phiên dịch để lắng nghe và theo dõi khi người đó đang nói, sau đó còn thong dịch và truyền đạt thông tin đến người nghe.

3. ĐIỀU KIỆN CÔNG VIỆC

Môi trường làm việc của các thông dịch và biên dịch viên thường không ổn định. Thông dịch viên làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, như bệnh viện, tòa án, các trung tâm hội nghị. Họ được yêu cầu di chuyển đến địa điểm làm việc dù cho ở thành phố, thị trấn lân cận hay bên kia của thế giới nơi mà cần có họ.

Các thông dịch viên phiên dịch thông qua điện thoại thông thường làm việc trực tiếp trên điện thoại hoặc trong các khu trung tâm điện thoại trong các khu vực thuộc thành phố. Biên tập viên thường làm viên độc lập một mình và họ cũng thường xuyên chịu áp lực của công việc vì phải nộp đúng hạn và khỏang thời gian biên dịch quá ngắn. Nhiều biên dịch viên thường chọn làm việc ở nhà, tuy nhiên công nghệ hiện có thể cho phép biên dịch viên làm việc ở hầu hết mọi nên. Bởi vì thông dịch và biên dịch viên là những người làm nghề tự do nên kế hoạch làm việc của họ cũng thất thường, có lúc thì một thời gian dài không có công việc khi thì rải rác những công việc đòi hỏi một thời gian dài và không đều đặn.

Đối với những người làm nghề tự do thì phần lớn thời gian quan trọng đều dành cho công việc. Bên cạnh đó họ cũng phải tự quản lý nguồn tài chính của mình và chi phí cho dịch vụ của họ luôn không đúng mức. Tuy nhiên, những nghề tự sẽ mang lại sự linh hoạt và thay đổi tùy thích, nó cho phép người làm có thể lựa chọn. hoặc là chấp nhận hay từ chối công việc đó. Số lượng tai nạn nghề nghiệp trong nghề này thường là tương đối thấp.  Công việc có thể rất căng thẳng, việc biên dịch có lẽ cũng đơn độc hoặc nhàm chán.  Tuy nhiên thì các thông dịch, biên dịch viên có thể sử dụng thời gian biểu bất thường đó để theo đuổi các sở thích khác như đi du lịch, theo đuổi một thú vui khác, hoặc làm thêm một nghề nữa.  Nhiều thông dịch viên và biên dịch viên lại thích thú về những gì mà họ làm và có thể tự lượng theo khả năng của mình để điều khiển và đáp ứng được kế hoạch và khối lượng công việc của mình.

4. ĐÀO TẠO, NHỮNG YÊU CẦU KHÁC, SỰ THĂNG TIẾN

Nền tảng về trình độ của các thông dịch viên và biên dịch viên khác nhau. Bên cạnh ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ thì biết thêm một ngôn ngữ là rất quan trọng.  Mặc dù việc thông thạo hai thứ tiếng đôi khi lại không cần thiết, nhưng có nhiều người khi sinh ra đã nói được hai thứ tiếng. Khi còn là học sinh cấp ba, các học sinh theo đuổi nghề này có thể tham gia các khóa học bao gồm viết tiếng anh, đọc hiểu, một ngoại ngữ khác, và những kỹ năng vi tính cơ bản. Một số kế hoạch khác cũng rất hữu ích đó là đi ra nước ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa của nước ngoài, đọc các bài đọc tăng cường về bất kỳ đề tài nào bằng tiếng anh hoặc tối thiểu bằng một ngoại ngữ khác. Khi hết cấp ba, người học có nhiều lựa chọn. Mặc dù tấm bằng cử nhân thì luôn luôn là cần thiết nhưng học một chuyên ngành nào khác thay vì chuyên ngành ngôn ngữ học cũng có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên thông thường việc đào tạo để làm sao có thể làm được những công việc này là rất cần thiết. Có một số các chương trình đào tạo chính thức về nghề thông dịch và biên dịch thường có ở các trường đại học, cao đảng hoặc các cơ sở đào tạo khác, các khóa học, các hội nghị. Những người làm nghề thông dịch viên cho các hội nghị hoặc trong các lĩnh vực có nhiều chuyên môn kỹ thuật hơn như các ngành kỹ thuật hoặc tài chính phải có bằng thạc sĩ, trong khi đó những thông dịch viên, biên dịch viên làm việc cho các tòa án hay các tổ chức y tế chỉ cần tham gia khóa học về chuyên ngành đặc biệt

Lời khuyên cho những người mới bước vào nghề của chúng tôi là hãy làm bất cứ cái gì để có kinh nghiệm trong điều kiện có thể, ngay cả những công việc không chính thức hay không được trả lương. Chúng tôi chúc các bạn sẽ thành công với nghề thú vị này.